Khi chào đời, trẻ nhỏ đã tỏ ra rất quan tâm đến thế giới xã hội của mình. Trẻ tự khám phá chính bản thân mình, và bắt đầu tìm hiểu về những người trong gia đình khi chúng nhận thức được mối liên hệ gắn kết giữa các thành viên. Bước vào giai đoạn mầm non, trẻ mở rộng nhận thức của mình về bạn bè và những người lớn khác, cùng nhau vui chơi, biết lắng nghe và làm việc nhóm cùng nhau. Sự tương tác giữa trẻ với những người chăm sóc chính (cha mẹ và những người khác), với bạn bè và các thành viên trong cộng động sẽ hỗ trợ và định hình quan điểm về bản thân của trẻ và các mối quan hệ giữa trẻ với các thành viên khác.
Từ khi sơ sinh trẻ đã có bản năng diễn đạt mong muốn của mình, như nhu cầu được ăn, được thay tã hay được an ủi vỗ về. Cũng ở giai đoạn khởi đầu sớm này cùng với các hoạt động tương tác đang diễn ra với người khác, trẻ em phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng lời và không bằng lời. Thông qua việc trò chuyện và trao đổi thông tin qua lại giữa các bên, trẻ học được “ngôn ngữ” và biết cách giao tiếp.
Khi trẻ thích thú hơn với việc chia sẻ ý kiến của mình, trẻ nhận thức rằng việc “nói” có thể được viết ra bằng các biểu tượng mà sau này được chuyển thành chữ cái, hình thành con đường cho việc học chữ sau này.
Khi trẻ chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của mình, chúng giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, sử dụng cơ thể (khiêu vũ, kịch, vận động và diễn kịch) cũng như các hình thức diễn đạt bằng hình ảnh (tô màu, vẽ, nặn đất sét, dựng hình bằng các vật liệu tái chế). Ra dấu hiệu hoặc giả vờ cũng là một cách để giao tiếp, qua đó trẻ em truyền đạt hiểu biết của mình về thế giới và con người xung quanh chúng.
Trẻ nhỏ dần làm quen với toán học, khoa học và công nghệ thông qua các tương tác hàng ngày của chúng với thế giới. Các quy luật, thói quen và những trải nghiệm trong trò chơi hình thành một phần quan trọng trong khả năng của trẻ về phát triển kiến thức và sự hiểu biết về các khái niệm như con số, hình dạng, ước lượng, dự đoán, trình tự, phân loại và lập kế hoạch. Mục tiêu học tập này đề cập đến nhiều cách thức mà trẻ tham gia với các đối tượng và dụng vụ học tập để làm cho các trải nghiệm của trẻ trở lên có ý nghĩa. Trẻ sẽ diễn đạt ý nghĩa thông qua các quá trình sau:
Mục tiêu học tập này cũng khám phá kiến thức nội dung cụ thể liên quan đến nhận thức về toán học, khoa học và công nghệ:
Khi tham gia học tập tại trường, trẻ được giáo dục ý thức về sức khoẻ chính mình từ đó hình thành nên những kỹ năng tự phục vụ bản thân và năng lực thể chất. Khám phá thế giới xung quanh giúp trẻ hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và tăng cường kiểm soát cơ thể. Mục đích học tập này cũng nâng cao sự hiểu biết của trẻ về đảm bảo sự an toàn của chính bản thân mình.
Những đứa trẻ ngày nay sống trong thời điểm nơi mà hành tinh trong lương lai và sự bền vững của các nguồn tài nguyên trên thế giới phụ thuộc vào ý thức gìn giữ môi trường của chúng ta. Mục tiêu học tập này đề cập đến phát triển ý thức về bảo tồn và tận dụng nguồn vật liệu tái chế, cũng như đánh giá về vật thể và phi vật thể, môi trường sống, biến đổi mùa và khí hậu.
Chương trình học mang đến cho bé những trải nghiệm:
Từ tất cả kinh nghiệm giảng dạy của mình, chúng tôi muốn tập trung phát triển nhận thức của bé đối với việc học chữ và các hiểu biết về toán học. Bé được khuyến khích thể hiện ý tưởng và suy nghĩ của mình đối với người khác bằng nhiều cách khác nhau, giáo viên sẽ hỗ trợ bé thông qua kinh nghiệm giảng dạy của mình.